Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm và những lưu ý quan trọng để giúp trẻ ăn dặm chủ động
THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP ĐỂ CHỦ ĐỘNG CHO TRẺ ĂN DẶM.
- Đầu tiên chúng ta cần biết rằng, các khuyến cáo về độ tuổi thích hợp để ăn dặm thay đổi qua thời gian thông qua các nghiên cứu khác nhau. Trước đây, nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em nên được ăn dặm từ tháng thứ 4 sẽ giúp trẻ đỡ bị dị ứng về sau. Sau đó đã có những nghiên cứu khác phản bác lại những nghiên cứu đó: trẻ ăn một số thức ăn sớm quá (ngoài sữa mẹ) rất dễ bị dị ứng, đặc biệt là những trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng như bị chàm. Do đó hiện nay, các tổ chức y tế khuyến cáo xung quanh 6 tháng thì trẻ có thể ăn dặm.
- Tuy nhiên, không chỉ dựa vào tháng tuổi mà cha mẹ còn cần dựa vào sự phát triển kỹ năng và vận động của trẻ để chủ động quyết định việc cho trẻ ăn dặm.
Thông thường trẻ cần đạt được mốc phát triển vận động giữ được cổ bới nếu cổ không đủ vững thì trẻ không thể nuốt được thức ăn đặc và đồng thời trẻ phải quay qua quay lại được đủ để từ chối khi không thích ăn nữa hoặc khi trẻ đã no. Trẻ thường giữ được cổ thẳng trong khoảng từ 4 – 6 tháng tuổi. Dĩ nhiên có những trẻ giữ được cổ sớm hơn (số này rất ít) và có trẻ phải hơn 6 tháng mới đạt được đến cột mốc này. Do đó giữ được cổ là cột mốc quan trọng nhất trong việc xác định thời điểm cho trẻ ăn dặm.
- Bên cạnh đó, trẻ còn cần đạt đến mốc có thể ngồi khi được hỗ trợ một phần. Và một điều quan trọng nữa là trẻ không còn phản xạ thè lưỡi đẩy ra những gì được đưa vào miệng. Phản xạ này là phản xạ bú và trẻ từ 4 tháng trở xuống vẫn còn phản xạ đó. Đa số trẻ từ tháng thứ 4 – 5 trở lên đều mất dần phản xạ này và sẵn sàng để ăn thức ăn đặc.
NHỮNG ĐIỂM MÀ CÁC MẸ CẦN LƯU Ý ĐỂ TẬP CHO TRẺ ĂN DẶM CHỦ ĐỘNG.
- Bắt đầu ăn dặm chính thức khi trẻ đã biết giữ cổ tốt, đã có thể ngồi có hỗ trợ, có biểu hiện muốn ăn dặm và biết lùa thức ăn vào miệng chứ không có phản xạ lè lưỡi ra nhiều.
- Bắt đầu việc cho ăn bằng cách giới thiệu vị riêng lẻ cho trẻ. Khi trẻ đã chấp nhận vị riêng lẻ rồi, chúng ta mới nên nấu chung các vị với nhau nếu muốn.
- Nên sử dụng các loại thức ăn nhà làm và nên cho trẻ làm quen trước hết với những loại thực phẩm mà gia đình hay sử dụng. Không nên dựa vào thức ăn làm sẵn, ngoại trừ những thời điểm quá bận rộn hoặc đi chơi xa mà thôi.
- Không nên nêm nếm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Có thể bắt đầu bằng những thức ăn mềm nhuyễn và chuyển dần sang thức ăn thô, lợn cợn ít, lợn cợn nhiều trong khoảng vài tháng đầu tiên.
- Nhiều ba mẹ rất thích bắt đầu bằng phương pháp BLW bé tự chỉ huy, mà thấy trẻ chưa sẵn sàng, thì cũng không nên cố ép làm gì. Thay vào đó, chúng ta có thể cho trẻ tập BLW trước ở đầu cữ ăn và sau đó đút cho trẻ ăn những thức ăn thô có độ lợn cợn phù hợp.
- Bữa ăn nên chỉ kéo dài tối đa 30 phút mà thôi.
- Nên cho trẻ ăn theo nhu cầu và tuyệt đối không ép trẻ ăn.
Việc tập cho trẻ ăn dặm để con chủ động trong bữa ăn của mình thật sự không khó. Ba Mẹ chỉ cần một chút kiên nhẫn, tin tưởng và tôn trọng trẻ để trẻ tận hưởng trọn vẹn niềm vui trong từng bữa ăn, trẻ khỏe mạnh và không kén ăn sau này.
--------
SỰ KẾT HỢP HOÀN HẢO GIÚP BÉ ĂN DẶM CHỦ ĐỘNG, AN TOÀN
Bình bóp chống hóc kidsme và Túi nhai chống hóc kidsme - Cặp đôi hoàn hảo cho bé ăn dặm chủ động từ lỏng sệt sang thô.
Bình bóp ăn dặm chống hóc kidsme
Túi nhai ăn dặm chống hóc kidsme
Xem thêm bài viết
» Những món tuyệt ngon cho bé tập ăn dặm mẹ không thể bỏ qua
» Cho trẻ ăn dặm đúng cách theo khuyến cáo khoa học
» Cho bé ăn dặm sớm có tốt không
» Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm và những lưu ý quan trọng để giúp trẻ ăn dặm chủ động
» Mẹ có biết các phương pháp Ăn Dặm chủ yếu hiện nay
» Tác hại khi Ba Mẹ tước mất quyền được tự ăn của trẻ tuổi ăn dặm
» Khám phá lợi ích khi cho con ăn dặm chủ động bằng túi nhai chống hóc kidsme
» Bình Bóp Thức Ăn Chống Hóc kidsme